Bộ môn Vật lý có bề dày truyền thống và là một bộ môn có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của nhà trường, nhiều cán bộ giảng dạy của Bộ môn đã trưởng thành nhiều mặt trong đó phải kể đến việc phát huy tốt năng lực chuyên môn trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, và quản lý.

Ảnh chụp Bộ môn vật lý 2014
1. Lịch sử
- Từ năm 1966 tổ cơ bản được thành lập và tổ Vật lý do thầy Trần Văn Minh làm tổ trưởng thuộc Bộ môn Cơ khí.
- 1966- 1977: Tổ Vật lý thuộc Bộ môn Cơ khí do thầy Sanh phụ trách, sau đó là thầy Thái Thanh Dương. Cán bộ giảng dạy (CBGD) bao gồm: Thầy Nguyễn Văn Âp và Phạm Văn Sắc, cô Dung.
- 1977- 1980: Bộ môn Vật lý, do PTS Nguyễn Văn Thắng làm trưởng bộ môn. CBGD bao gồm: thầy Nguyễn Văn Âp, Phạm Văn Sắc, Nguyễn Đức Hùng. Đến 1979 có thêm 2 thầy là Mai Xuân Lộc, Đào Tấn Bình.
- Từ năm 1980: Bộ môn Vật lý thuộc Khoa Khai thác do PTS. Nguyễn Văn Thắng làm trưởng Bộ môn gồm có các CBGD: Phạm Văn Sắc, Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Văn Ấp, Thái Thanh Dương, Mai Xuân Lộc, Đào Tấn Bình.
- 1981- 1990: Bộ môn Vật lý thuộc Khoa Khai thác do PTS.Nguyễn Văn Thắng làm trưởng bộ môn, CN.Phan Văn Tiến làm Phó bộ môn. CBGD gồm: Phan Văn Sắc, Nguyễn Đức Hùng, Mai Xuân Lộc, Đào Tấn Bình, Huỳnh Hữu Nghĩa, Phan Văn Tiến, Lê Văn Hảo, Lê Phước Lượng.
- 1990 – 1994: Bộ môn Vật lý thuộc Khoa cơ bản do PTS.Nguyễn Văn Thắng làm Trưởng Khoa kiêm Trưởng bộ môn. CBGD gồm: Huỳnh Hữu Nghĩa, Phan Văn Tiến, Lê Văn Hảo, Lê Phước Lượng.
- 1994 – 1995: Bộ môn Vật lý sát nhập với bộ môn Toán thành Bộ Toán - Lý do CN.Phan Văn Tiến phụ trách bộ môn.
- Từ 1/1996: PTS.Thái Khắc Định làm trưởng bộ môn, CN Lê Phước Lượng - Phó trưởng bộ môn (1/1996- 1/1997). Năm 1997: ThS.Lê Văn Hảo phụ trách BM, Lê Bá Phi làm Phó bộ môn. Khi thầy Hảo đi NCS ở Úc, thầy Lê Bá Phi phụ trách bộ môn. CBGD gồm: Huỳnh Hữu Nghĩa, Phan Văn Tiến, Lê Văn Hảo, Ngô Thu Lê (chuyển công tác), Võ Xuân Ân (chuyển công tác), Phan Văn Cường và CBGD của môn Toán Nguyễn Đình Ái, Phạm Gia Hưng, Hồ Thị Kim Thanh.
- 1998 - 2002: Bộ môn Vật lý tách từ Bộ môn Toán - Lý, thuộc Khoa Đại học Đại cương. CN. Huỳnh Hữu Nghĩa làm Trưởng Bộ môn. CBGD gồm: Phan Văn Tiến, Lê Phước Lượng, Phan Văn Cường, Nguyễn Thị Mỹ Trang – Thư ký Khoa.
- 2002 - 2006: Bộ môn Vật lý thuộc Khoa Đại học Đại cương, TS. Huỳnh Hữu Nghĩa - Trưởng bộ môn. CBGDgồm: ThS. Phan Văn Tiến, TS. Lê Phước Lượng (Trưởng khoa), CN. Phan Văn Cường, Nguyễn Thị Mỹ Trang ( thư ký Khoa - chuyển công tác 2003), CN. Đinh Thị Hồng Minh - thư ký Khoa.
- 2006 : Bộ môn Vật lý thuộc Khoa Khoa học Cơ Bản, ThS. Phan Văn Tiến - Trưởng bộ môn. CBGD gồm: TS. Lê Phước Lượng (Trưởng khoa), TS. Huỳnh Hữu Nghĩa (Phó trưởng khoa). CBGD gồm: CN.Phan Văn Cường (Học cao học Hàn Quốc), CN. Phan Nhật Nguyên (Cán bộ HDTH), KS. Phạm Thị Thu (thư ký Khoa – từ 3-2007).
- 2011: Bộ môn Vật lý thuộc Khoa Điện - Điện tử, ThS. Phan Văn Tiến - Trưởng bộ môn. CBGD gồm: PGS.TS. Lê Phước Lượng (Trưởng phòng Khoa học, GV kiêm nhiệm), TS. Lê Văn Hảo (Trưởng phòng ĐBCL & KT- GV kiêm nhiệm), TS. Huỳnh Hữu Nghĩa, ThS. Phan Văn Cường (NCS ở Nauy), CN. Phan Nhật Nguyên (Cán bộ HDTH).
- 2014: Bộ môn Vật lý thuộc Khoa Điện - Điện tử, ThS. Phan Văn Tiến - Trưởng bộ môn. CBGD gồm: PGS.TS. Lê Phước Lượng (Trưởng phòng Khoa học, GV kiêm nhiệm), TS. Lê Văn Hảo (Trưởng phòng ĐBCL & KT- GV kiêm nhiệm), TS. Huỳnh Hữu Nghĩa, TS. Phan Văn Cường, ThS. Phan Nhật Nguyên.
- 11/2017: Bộ môn Vật lý thuộc Khoa Điện - Điện tử, TS. Phan Văn Cường - Trưởng bộ môn. CBGD gồm: PGS.TS. Lê Phước Lượng (Tổng biên tập tạp chí KH&CN TS, GV kiêm nhiệm), PGS. TS. Lê Văn Hảo (Chủ tịch HĐ PT GD ĐC), TS. Phan Văn Cường, ThS. Phan Nhật Nguyên.
- 09/2021: TS. Phan Văn Cường - Trưởng bộ môn. CBGD gồm: TS. Phan Văn Cường, ThS. Phan Nhật Nguyên, ThS. Phan Nguyễn Đức Dược, ThS. Nguyễn Ngọc Minh Trâm.
2. Nhiệm vụ
a. Giảng dạy
- Giảng dạy chương trình Đại cương cho tất cả SV (ĐH và CĐ) khối Kỹ thuật và Công nghệ của Trường bao gồm: Vật lý Đại cương và Thực hành Vật lý Đại cương.
- Biên soạn Giáo trình, Bài giảng của học phần Vật lý, Thực hành Vật lý và nhiều tài liệu tham khảo.
- Tham gia giảng dạy một số môn học chuyên ngành cho SV ngành Điện-Điện tử.
b. Nghiên cứu Khoa học (xem mục: Nghiên cứu khoa học)
3. Thành tích
- Bằng khen của Bộ Trưởng Thuỷ sản tặng bộ môn Vật lý đã có thành tích đóng góp vào quá trình 35 năm xây dựng và phát triển nhà trường (QĐ số 676/TS/QĐ ngày 22/9/1997).
- Tổ Lao động Xuất sắc (6 lần) và hai cá nhân liên tục đạt danh hiệu giảng viên giỏi trong nhiều năm học (18 năm liền).
- Giấy khen của Trường Đại học Thủy sản tặng Bộ môn Toán – Lý (QĐ 449/QĐ – ĐHTS ngày 21/9/1999).
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bộ môn Vật lý hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 1999-2000 ( Số 4087/GD-ĐT ngày 10/07/2001).
Bộ môn Vật lý thuộc khối KH cơ bản của một trường ĐH Kỹ thuật và Công nghệ nên số lượng nhân lực hạn chế, với sự nỗ lực và cố gắng không ngừng, bộ môn đã đạt được nhiều kết quả trong NCKH:
- 38 bài báo khoa học đã xuất bản trên tạp chí quốc gia, quốc tế, bài báo SCI.
- 25 báo cáo hội thảo quốc gia, quốc tế với nhiều cáo cáo mời (invited speaker).
- 14 đề tài nghiên cứu khoa học đã thực hiện từ cấp trường đến quốc tế.
- 5 tài liệu nghiên cứu chuyên khảo (sách, book chapter) đã xuất bản trong nước và quốc tế.
(Số liệu tính đến tháng 12/2017)

(a) Ảnh SEM: Hạt nanô từ LSMO đã tổng hợp. Ứng dụng trong thiết bị lưu trữ: USB, ổ cứng máy tính, vv…
(b) Ảnh Screen snapshot: Mô phỏng động học phân tử. Ứng dụng mô phỏng ở các độ sâu biển,vỏ trái đất, tầng cao khí quyển, trong cơ thể người, vv…
(c) Ảnh SEM: Sợi nanô ITO – Chất bán dẫn trong suốt đã tổng hợp. Ứng dụng trong các thiết bị điện tử thông minh: Smartphone, smarttivi, vv…
1. Công trình khoa học đã xuất bản. Open here
2. Hội thảo - Hội nghị đã báo cáo. Open here
3. Đề tài - Dự án đã thực hiện. Open here
I. Bài giảng
1. (2019) Lê Văn Hảo, Bài giảng Vật lý đại cương, Trường Đại học Nha Trang. Download
2. (2017) Phan Văn Tiến, Lê Văn Hảo, Phan Nhật Nguyên, Bài giảng Vật lý đại cương Tập 1 và 2, Trường Đại học Nha Trang. Download: Tập 1, Tập 2.
3. (2013) TS. Phan Văn Cường, Bài giảng Vật lý đại cương A, Trường Đại học Nha Trang.
4. (2010) TS. Huỳnh Hữu Nghĩa, Bài giảng Vật lý II, Trường Đại học Nha Trang.
5. (2007) TS. Huỳnh Hữu Nghĩa, TS. Lê Phước Lượng, Bài giảng Vật lý đại cương 1 và 2, Trường Đại học Nha Trang.
II. Giáo trình
1. (2009) TS. Huỳnh Hữu Nghĩa (Chủ biên), TS. Lê Phước Lượng, Vật lý đại cương 2 - NXB Khoa học và Kỹ thuật.
2. (2006) TS. Lê Phước Lượng (Chủ biên), TS. Huỳnh Hữu Nghĩa, Vật lý đại cương 1 - NXB Giáo dục.
III. Tài liệu tham khảo
1. (2014) Serway R.A., Jewett J.W., Physics for Scientists and Engineers 9th ED., Thomson Brooks & Cole. Xem
2. (2013) ThS. Phan Văn Tiến, Hướng dẫn học tập Vật lý (Phần I: Cơ nhiệt), Trường Đại học Nha Trang.
3. (2013) ThS. Phan Văn Tiến, Hướng dẫn học tập Vật lý (Phần II: Điện từ - Quang - Lượng tử), Trường Đại học Nha Trang.
4. (2006) Trần Ngọc Hợi, Phạm Văn Thiều, Vật lý đại cương - Các nguyên lý và ứng dụng, NXB Giáo dục, 2006.
Xem: Tập 1, Tập 2, Tập 3
IV. Sách và Book chapter chuyên khảo
1. (2016) Phan Van Cuong, Jinsik Ju, and Do-Hyung Kim, Enhanced X-ray Excited Luminescence of LaF3:Ce/CdSeS Nanocomposites for Radiation Detection, Advanced Materials and Nanotechnology. (ISBN 978-604-95-0010-7)
2. (2014) Le Van Hao. An approach to teaching introductory physics courses. Scholars Press
3. (2013) Phan Van Cuong, Tran Tien Phuc, Synthesis of the Indium-Tin Oxide nanowires by the Vapor-Liquid-Solid technique, Technical Physics and Applications. (ISBN 978-604-913-232-2)
4. (2012) Phan Van Cuong, Tatiana Kuznetsova, Bjørn Kvamme, and Bjørnar Jensen, Adsorption energy and stability of H2O and CO2 on calcite effect by short-range force field parameters and temperature, Recent Researches in Applied Mathematics and Economics, (2012), pp.66-72. (ISBN 978-1-61804-076-3)
5. (2012) Phan Van Cuong, Bjørn Kvamme, Tatiana Kuznetsova, and Bjørnar Jensen, The Impact of Short-Range Force Field Parameters and Temperature Effect On Selective Adsorption of Water and CO2 On Calcite, HEAT and MASS TRANSFER, Harvard, Cambridge, United States of America. (ISBN 978-1-61804-065-7)
6. (2011) Lê Văn Hảo. Một số phương pháp dạy học bậc đại học, NXB Nông nghiệp
V. Tài liệu Thực hành Thí nghiệm vật lý đại cương
1. Video tham khảo quy trình thực hiện các bài Thí nghiệm vật lý đại cương
- Thí nghiệm 1: Cơ học trên đệm khí. Xem
- Thí nghiệm 2: Khảo sát hiện tượng nhiệt điện. Xem
- Thí nghiệm 3: Khảo sát đặc tính của diode. Xem
- Thí nghiệm 4: Khảo sát hiện tượng giao thoa. Xem
- Thí nghiệm 5: Khảo sát hiện tượng quang điện. Xem
2. Tài liệu hướng dẫn thực hành Thí nghiệm vật lý và báo cáo thí nghiệm
Sinh viên tự liên hệ với Phòng thí nghiệm vật lý để biết thêm chi tiết.